Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Tổng thống Putin: Nga-Trung quyết tâm thúc đẩy trật tự thế giới đa cực
    Tin Việt Nam
Nam sinh người Việt lọt top gương mặt trẻ nổi bật châu Á
    Tin Cộng Đồng
Dịch tả lợn Châu Phi tái bùng phát diện rộng tại Bắc Kạn
    Tin Hoa Kỳ
Xe buýt chở 53 người bị lật tại Florida, ít nhất 8 người tử vong
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Westlife thông báo trở lại Việt Nam với 2 đêm diễn tại Hà Nội
    Văn Học
'Cần thực chất trong giáo dục để tạo ra những công dân trẻ có tư duy sáng tạo và phản biện'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tin Việt Nam
Vì sao "Chiến lược chống xâm nhập" của Việt Nam chưa hiệu quả?
Theo tiến sĩ Ngô Thường Thư (trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam -RSIS), những trang bị mới của Việt Nam cũng không thể hoàn thiện được chiến lược A2/AD bởi sự chênh lệch lớn về số lượng vũ khí.

 



Ảnh minh họa.

 

Việt Nam là nước có lợi thế về địa chính trị hết sức quan trọng đối với sự ổn định và thịnh vượng của Đông Á nói riêng và thế giới nói chung, bởi Trung Quốc ngày càng phô diễn cho thế giới thấy những hành động ngang ngược vô đạo, bẻ cong lịch sử, bất chấp luật pháp quốc tế và xâm chiếm lãnh thổ chủ quyền của láng giềng. 

 

Do đó tiềm lực và khả năng quốc phòng của Việt Nam luôn được các chuyên gia quân sự và chính trị theo dõi sát sao.

 

Tờ Diễn đàn Đông Á (East Asia Forum) mới đây có đăng tải bài viết của Tiến sĩ Ngô Thường Thư là nghiên cứu viên tại Viện Nghiên cứu Chiến lược và Quốc phòng của trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam (RSIS) thuộc trường đại học công nghệ Nam Dương (Nanyang Technological University - NTU) – Singapore.

 

Bài viết đặt câu hỏi: Mặc dù Việt Nam gần đây đã có những khoản đầu tư quan trọng cho quốc phòng nhằm đối phó với việc môi trường chiến lược của khu vực đang thay đổi, nhưng những động thái quốc phòng trên của Việt Nam có tạo ra sự khác biệt nào trong việc cân đối lại sức mạnh quân với Trung Quốc trên Biển Đông?

 

Theo tiến sỹ Ngô, trong mười năm qua, Việt Nam đã đặc biệt chú trọng đầu tư về khả năng phòng thủ trên không và hải quân. Việt Nam đã và đang mua sắm và trang bị các máy bay chiến đấu đa năng Su-30MK2 từ Nga, cùng với tàu ngầm Kilo Đề án 636, cũng như một số loại tàu chiến mặt nước và các hệ loại hệ thống tên lửa.

 

Những đơn hàng vũ khí trong thời gian gần đây đã tiết lộ nên một khuynh hướng quốc phòng mà Việt Nam muốn hướng tới đó là nâng cao khả năng chiến lược “Chống tiếp cận/ Chống xâm nhập khu vực” (A2/AD), nhằm ngăn chặn khả năng xâm nhập của đối phương đối với vùng lãnh hải của Việt Nam.

 

Tiến sĩ Ngô trong bài viết của mình đã đưa ra một số lý do và cho rằng, khi đối mặt với sức mạnh quân sự vượt trội của Bắc Kinh, thì những trang bị mới của Việt Nam cũng không thể hoàn thiện được chiến lược A2/AD đang theo đuổi và có thể không đạt được mục tiêu như đã dự định. 

 

Thứ nhất, là khả năng giám sát, khả năng giám sát là chiếc chìa khóa cho chiến lược A2/AD, nhưng nền tảng hiện nay cho khả năng giám sát hàng hải của Việt Nam lại khá là mong manh. Hiện tại Việt Nam đã giới thiệu ba loại máy bay giám sát hàng hải như, DHC-6-400, M-28P và C-212, những máy bay này được trang bị cho lực lượng không quân và lực lượng bảo vệ bờ biển. Tuy nhiên, các loại máy bay cánh quạt này lại có tốc độ chậm, rất dễ để trở thành con mồi cho các máy bay chiến đấu của đối phương, hay các loại tên lửa ngoài tầm nhìn hoặc các loại tên lửa phòng không trên tàu chiến.

 

Mặc dù hiện nay Việt Nam đã đưa vào trạng bị và khai thác một vệ tinh viễn thám sử dụng công nghệ của Pháp, nhưng chức năng của nó cho các nhiệm vụ của chiến lược A2/AD có thể lại bị hạn chế.

 

Vệ tinh viễn thám có chức năng là để quan sát các thông tin về địa lý và địa chất chứ không thể cung cấp hình ảnh sống thời gian thực và thông tin tình báo của các tàu chiến nước ngoài. Ngoài ra việc vệ tinh này được Pháp quản lý cũng có thể họ sẽ không hợp tác với các yêu cầu về quân sự từ Việt Nam do áp lực từ phía Trung Quốc.

 

Nếu lực lượng giám sát trên không không thể tìm thấy mục tiêu hàng hải cho cuộc chiến thì hầu như các đơn vị chiến đấu sẽ khó có thể chiến đấu một cách hiệu quả và khó có thể tối ưu hóa được hỏa lực.

 


Tàu hộ vệ tên lửa Đinh Tiên Hoàng và Lý Thái Tổ tại quân cảng Cam Ranh. (Ảnh minh họa)

 

Thứ hai, Việt Nam có một số lượng nhỏ của các hệ thống trang thiết bị vũ khí hiện đại, nhưng ít hơn nhiều so với một trong những bên có tranh chấp với họ. Ví dụ, với số lượng các máy bay chiến đấu, cùng với các loại tàu chiến mặt nước và tàu ngầm, thì số lượng này của Việt Nam vẫn ít hơn một nửa so với số trạng bị của Quân khu Quảng Châu của Trung Quốc.

 

Với lực lượng nhỏ, Việt Nam sẽ gặp rất nhiều bất lợi trong một cuộc chiến tiêu hao, lực lượng tàu ngầm của Việt Nam có thể giúp khắc phục một số nhược điểm không đối xứng trong ngắn hạn, tuy nhiên cuộc chiến có thể sẽ kéo dài. Quân đội Trung Quốc cũng có thể triển khai lực lượng tàu ngầm bên ngoài căn cứ quân sự lớn Cam Ranh của Việt Nam để giám sát các hoạt động của hải quân Việt Nam.  

 

Thứ ba, cả Hà Nội và Bắc Kinh đều mua một số hệ thống trang thiết bị vũ khí của Nga, như máy bay chiến đấu Su-30MK2, tàu ngầm Kilo 636 và tên lửa phòng không S-300 PMU-1. Trung Quốc là quốc gia đã sử dụng thành thạo và nắm bắt được tất cả các kỹ năng chiến thuật chiến đấu của các loại trang bị vũ khí này, tuy nhiên Việt Nam có thể chưa. Do đó quân đội Việt Nam có thể sẽ bị mất đi chiến thuật bất ngờ, vốn là yếu tố bù đắp cho những điểm yếu của họ. 

 

Thứ tư, đó là những hạn chế về ngân sách quốc phòng cũng là yếu tố ngăn cản việc Việt Nam đặt hàng vũ khí với số lượng lớn. Do đó khó có khả năng quân đội Việt Nam sẽ có một khả năng đáng kể trong tương lai gần.

 

Với những lý do trên Tiến sĩ Ngô đã kết luận rằng, việc hiện đại hóa quân sự của Việt Nam có thể không thành công cho mục tiêu A2/AD. 

 

Tuy nhiên trong bài viết này Tiến sĩ Ngô cũng lưu ý rằng, những nỗ lực hiện đại hóa quốc phòng của Việt Nam không phải là vô hiệu trước sức mạnh khổng lồ của Trung Quốc với hai lý do.

 


Tiêm kích đa năng Su-30 MK2

 

Thứ nhất, Việt Nam có thể để ngăn chặn Trung Quốc tốt hơn nhiều so với trước đó. So với cuối của thế kỷ trước, hiện nay tiềm lực quốc phòng của Việt Nam đủ sức răn đe để Trung Quốc phải suy tính kỹ hơn so với trước đó nhiều lần.

 

Để đảm bảo một kết quả thắng lợi, quân đội Trung Quốc sẽ phải triển khai nhiều hơn nữa các đơn vị chiến  đấu để đối phó với Việt Nam. Tuy nhiên, việc triển khai nhiều đơn vị sẽ làm giảm yếu tố bất ngờ chiến lược và để lại một không tích cực về Trung Quốc trong cộng đồng quốc tế. 

 

Việc Philippines khi đối mặt với áp lực chiến lược từ Trung Quốc, họ đã tăng cường khả năng quốc phòng của mình bằng cách ký Hiệp định hợp tác quốc phòng (EDCA) với Hoa Kỳ, từ đó những khoản đầu tư đáng kể của Việt Nam cũng có thể gây nên những khó khăn nhất định đối với ý định mở rộng lãnh thổ hay sự quyết đoán của Trung Quốc. 

 

Thứ hai, việc Việt Nam hiện đại hóa quốc phòng cũng có thể là một “lá bài mặc cả” trên bàn đàm phán với các cường quốc khác. Những khoản đầu tư của Việt Nam cho quốc phòng nhằm làm giảm đi sự can thiệp của cường quốc khác và đảm bảo và bảo vệ các cam kết và lợi ích của mình chứ không phụ thuộc vào quốc gia nào. 

 

Điều này sẽ làm gia tăng đáng kể khả năng răn đe mở rộng hoặc sự can thiệp từ bên ngoài từ một bên thứ ba, từ đó sẽ giúp cải thiện đáng kể cán cân quân sự giữa Việt Nam và Trung Quốc. Nhưng trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng gia tăng khả năng kinh tế và quân sự, thì bên thứ ba muốn can thiệp để hỗ trợ Việt Nam cũng có thể sẽ ngần ngại vì sẽ có những hao tổn lớn.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Nam sinh người Việt lọt top gương mặt trẻ nổi bật châu Á (16-05-2024)
    Việt Nam - điểm đến đầu tư hấp dẫn (14-05-2024)
    Việt Nam sẽ tích cực thúc đẩy các chương trình hợp tác thực chất giữa ASEAN-Anh (10-05-2024)
    Đến năm 2030, Việt Nam có ít nhất 10 doanh nhân lọt vào danh sách tỷ phú đô la Mỹ thế giới (09-05-2024)
    Mỹ cân nhắc công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam (08-05-2024)
    EU đồng hành với sự phát triển bền vững của Việt Nam (04-05-2024)
    Lãnh đạo Việt Nam gửi điện thăm hỏi Campuchia sau vụ nổ kho đạn (30-04-2024)
    Điện mừng Ngày Nhà vua Hà Lan (27-04-2024)
    Thùy Tiên đại diện thanh niên VN phát biểu tại Đối thoại của Tổng Thư ký ASEAN (22-04-2024)
    Nhiều tập đoàn phân phối, thu mua lớn trên thế giới sắp đến Việt Nam (12-04-2024)
    Việt Nam trúng cử vào cơ quan bình đẳng giới của Liên Hợp Quốc (10-04-2024)
    Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tiếp tục thúc đẩy hợp tác dầu khí Việt Nam - Nga (08-04-2024)
    Chủ tịch Quốc hội lên đường thăm chính thức Trung Quốc (07-04-2024)
    Pháp muốn thúc đẩy hơn nữa quan hệ Đối tác Chiến lược với Việt Nam (04-04-2024)
    Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Đại sứ Tây Ban Nha tại Việt Nam (04-04-2024)
    Lãnh đạo Việt Nam mời Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Thủ tướng Pháp sang thăm (04-04-2024)
    Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 6 trên thế giới của Trung Quốc (30-03-2024)
    UNESCO công nhận TP.HCM là thành viên Mạng lưới thành phố học tập toàn cầu (30-03-2024)
    Hội Luật gia Việt Nam gửi công điện chia buồn sau vụ khủng bố tại Nga (25-03-2024)
    Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đón, hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Phần Lan (25-03-2024)

Các bài viết cũ:
    Ấn Độ cung cấp tàu tuần tra và vũ khí cho Việt Nam (27-10-2014)
    Đảng viên CNRP Campuchia nhờ Mỹ giúp chiếm đảo Phú Quốc, Việt Nam?! (22-10-2014)
    Thủ tướng và vấn đề cải cách hiện nay? (19-10-2014)
    Thủ tướng: Mỹ nên dỡ lệnh cấm bán vũ khí sớm hơn (17-10-2014)
    Dòng lịch sử cũng như dòng đời là tiến tới phía trước (04-10-2014)
    Việt Nam được lợi gì khi Mỹ dỡ lệnh cấm bán vũ khí? (03-10-2014)
    Cuba khâm phục những thành tựu đổi mới to lớn của Việt Nam (11-09-2014)
    Mỹ bỏ lệnh cấm bán vũ khí cho Việt Nam thế nào? (29-08-2014)
    Tuyên bố chung Việt Nam - EU (26-08-2014)
    Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ đến Đà Nẵng (15-08-2014)
    Lợi ích của Việt Nam khi Mỹ bỏ cấm vận vũ khí sát thương (13-08-2014)
    Thượng viện Mỹ phê chuẩn thỏa thuận hạt nhân dân sự với VN (23-07-2014)
    Nhật Bản nổi giận vì bản đồ trên báo Trung Quốc (09-07-2014)
    Hội thảo quốc tế Hoàng Sa - Trường Sa: Sự thật lịch sử (19-06-2014)
    Việt Nam, Philippin thảo luận về sự hung hăng của Trung Quốc (21-05-2014)
    Việt Nam sử dụng mọi biện pháp phù hợp luật pháp quốc tế để bảo vệ chủ quyền (15-05-2014)
    Thái Bình: Công nhân tuần hành phản đối Trung Quốc, không xảy ra đập phá (14-05-2014)
    Đà Nẵng, Cần Thơ: Míttinh phản đối Trung Quốc đặt giàn khoan (12-05-2014)
    Việt Nam đặc biệt coi trọng quan hệ đối tác với Liên bang Nga (16-04-2014)
    Phó Thủ tướng phát biểu tại Diễn đàn châu Á Bác Ngao (10-04-2014)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153082550.